Thứ Tư, 28 tháng 5, 2014

Lịch sử ra đời và Ý nghĩa của ngày quốc tế thiếu nhi 1/6

Lịch sử ra đời

Vào rạng sáng ngày 1-6-1942, bọn phát xít Đức bao vây làng Li-đi-xơ (Tiệp Khắc), chúng bắt 173 người đàn ông, 196 người phụ nữ và trẻ em. Tại đây, chúng đã tàn sát dã man 66 người và đưa 104 em thiếu nhi vào trại tập trung, 88 em đã bị chết trong các phòng hơi độc, 9 em khác bị đưa đi làm tay sai cho bọn phát xít. Làng Li-đi-xơ không còn một bóng người. Hai năm sau, ngày 10-6-1944, bọn phát xít Đức lại bao vây thị trấn Ô-ra-đua (Pháp), chúng dồn 400 người vào nhà thờ, trong đó có nhiều phụ nữ và hơn 100 trẻ em, phóng hỏa đốt cháy một cách thảm thương.

Với trách nhiệm thiêng liêng và cao quý của mình, năm 1949 Liên đoàn Phụ nữ dân chủ Quốc tế đã quyết định lấy ngày 1 tháng 6 hàng năm làm ngày quốc thế bảo vệ thiếu nhi, nhằm đòi Chính phủ các nước phải nhận trách nhiệm về đời sống thiếu nhi, đòi giảm ngân sách quân sự để tăng ngân sách giáo dục, bảo vệ và chăm sóc thiếu niên, nhi đồng.

Choáng với quà thiếu nhi toàn Iphone, Ipad, Galaxy Tab...
Choáng với quà thiếu nhi toàn Iphone, Ipad, Galaxy Tab...
“Loạn” sách truyện thiếu nhi: Đãi cát tìm vàng
“Loạn” sách truyện thiếu nhi: Đãi cát tìm vàng
Tết Trung thu của thiếu nhi: “Cháy” nhà nghỉ cho… người lớn
Tết Trung thu của thiếu nhi: “Cháy” nhà nghỉ cho… người lớn
NÊN ĐỌC
Tiếp theo, tháng 4 năm 1952 tại Viên ( thủ đô nước Áo) đã có cuộc họp quốc tế bảo vệ thiếu nhi. Hội nghị này đã yêu cầu tất cả Chính phủ các nước đặt ra những Pháp luật cho nước mình nhằm đảm bảo hạnh phúc cho các bà mẹ và trẻ em, đòi cấm dùng những phát minh khoa học vào mục đích chiến tranh.

Đến năm 1955, Đại hội các bà mẹ của hầu hết các nước trên thế giới họp tại Matxacơva đã tố cáo bọn đế quốc âm mưu gây lại chiến tranh và kêu gọi các bà mẹ khắp năm châu xiết chặt thêm hàng ngũ đấu tranh cho một nền hoà bình bền vững trên đất nước.

Từ đó đến nay, những tổ chức phụ nữ thanh niên ở các nước đã lấy ngày 1 – 6 làm ngày biểu dương lực lượng đấu tranh chống các thế lực gây chiến tranh để bảo vệ hạnh phúc cho các bà mẹ và trẻ em trên thế giới.

Ngày quốc tế thiếu nhi ở Việt Nam

Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước về quyền trẻ em- Văn kiện pháp lý Quốc tế đầu tiên đề cập toàn diện đến các quyền trẻ em dựa trên nguyên tắc trẻ em có quyền được chăm sóc, bảo vệ và giúp đỡ đặc biệt. Từ 15/5 đến 30/6 được coi là Tháng Hành động vì trẻ em Việt Nam.

Đất nước ta, ngay sau khi giành được độc lập, ngày 1 tháng 6 và Tết Trung thu hàng năm đã thật sự trở thành ngày hội vui chơi tưng bừng của thiếu nhi cả nước. 

Ngày Quốc tế Thiếu nhi đầu tiên (1/6/1950) trong giai đoạn cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta đang trải qua thời kỳ cam go ác liệt nhất, nhưng Bác Hồ kính yêu vẫn luôn nghĩ tới thiếu nhi cả nước, Bác gửi thư chúc mừng các cháu thiếu niên, nhi đồng. Bác viết: “Bác thương các cháu lắm, Bác hứa với các cháu rằng đến ngày đánh đuổi hết giặc Pháp, kháng chiến thành công, Bác cùng Chính phủ và các đoàn thể sẽ cố gắng làm cho các cháu dần dần được no ấm, được vui chơi, được học hành, được vui sướng…”. Cũng từ đó, hàng năm cứ đến ngày 1 tháng 6 và Tết Trung thu, thiếu nhi cả nước ta lại hân hoan đón thư chúc mừng của Bác Hồ. Bác Hồ luôn hết sức quan tâm dạy bảo các cháu nên người, trong đó 5 Điều Bác dạy thiếu niên nhi đồng đã trở thành nội dung giáo dục đối với Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

Ngày 1- 6 đã được tổ chức hàng năm và trở thành ngày hội chăm sóc và bồi dưỡng thế hệ măng non cho Tổ Quốc. Nhà nước ta cũng ban hành Pháp lệnh về chăm sóc và bảo vệ thiếu niên, nhi đồng coi trách nhiệm vẻ vang ấy là của toàn dân. Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước về quyền trẻ em- Văn kiện pháp lý Quốc tế đầu tiên đề cập toàn diện đến các quyền trẻ em dựa trên nguyên tắc trẻ em có quyền được chăm sóc, bảo vệ và giúp đỡ đặc biệt.

Quốc tế thiếu nhi là một sự kiện hay một ngày lễ dành cho thiếu nhi được tổ chức vào ngày 1-6 hằng năm. Đây là dịp thế giới đấu tranh chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình, bảo vệ nhi đồng và là ngày đoàn kết thiếu nhi quốc tế.

Và website: http://babyshop16.com (thời trang trẻ em)  cũng ra đời  nhằm vào ý nghĩ của ngày này

Tổng hợp

Nguồn : Tin Mới / Nguoiduatin.vn

Chủ Nhật, 23 tháng 6, 2013

các lưu ý trong sử dụng mỹ phẩm


Cần biết chọn lựa mỹ phẩm

(địa chỉ tin cậy, lưu ý hạn dùng). 

 Cần có sự hiểu biết tối thiểu về da của bản thân thuộc loại nào: 
  da bình thường, da khô, da nhờn, da hỗn hợp, da mẫn cảm. 

 Ghi nhớ: Mỹ phẩm không phải thuốc trị bệnh ngoài da, ngược lại, Dược phẩm không được dùng như mỹ phẩm. 

 Lưu ý về dị ứng: 

- Cần thử xem có bị dị ứng: bôi trước một vùng nhỏ trên da ở mặt trong cánh tay trong một thời gian xem có bị đỏ, ngứa. 

- Nếu bị dị ứng thì ngưng ngay và không bao giờ dùng loại mỹ phẩm đó nữa. 

  Chỉ dùng mỹ phẩm khi thật cần thiết, đúng mực. 

  Chú ý đến chế độ dinh dưỡng (ăn uống đầy đủ và cân bằng dưỡng chất), 
 hoạt động thể lực (vận động tốt, máu huyết lưu thông điều hòa thì da dẻ mới tốt), 
  nghỉ ngơi thích hợp là các biện pháp làm đẹp rất an toàn.
  
  Một số từ chuyên nghành các bạn cần lưu ý:
  
  Natural: Điều này có nghĩa là loại mỹ phẩm đó có chứa những thành phần được  chiết xuất trực tiếp từ thiên nhiên có trong các loại cây, cỏ, hoa, lá hoặc  các sản phẩm (my pham) có nguồn gốc từ động vât (sữa, da, mỡ …) và không có  hoặc rất ít thành phần có chiết xuất nhân tạo. Những loại mỹ phẩm này đa phần
 an toàn với người sử dụng nhưng không phải là tuyệt đối, vì thế bạn vẫn cần  thử phản ứng trước khi dùng mỹ phẩm.

 Hypoallerhemoc: Sản phẩm mỹ phẩm có ít nguy cơ gây dị ứng. Tuy nhiên, không nên vì điều này mà bỏ qua nguyên tắc thử phản ứng trước khi chọn mua mỹ phảm vì trên thực tế không có bằng chứng nào chắc chắn đó là loại mỹ phẩm an toàn 100% với da.

 Alcohol - Free: Nhìn chung dòng mỹ phẩm thuộc loại này không có chứa cồn etylic nhưng có thể nó chứa những loại cồn khác như cetyl, stearyl, cetearyl hay lanonlin.

Noncomedogenic: Loại mỹ phẩm này không có chứa thành phần gây bít lỗ chân lông – là thủ phạm gây nên mụn trứng cá.

Expriation Date: Hạn sử dụng là tiêu chí hàng đầu bạn cần quan tâm khi chọn mua mỹ phẩm.

Thứ Tư, 15 tháng 5, 2013

Hạn sử dung mỹ phẩm và mẹo dùng mỹ phẩm đa năng


1. Hạn sử dụng của từng loại mỹ phẩm

            Hạn sử dụng của mỹ phẩm ghi trên bao bì là khi bạn chưa mở nắp sử dụng. 
 Còn khi đã mở nắp rồi thì hạn sử dụng của từng loại mỹ phẩm là bao lâu, bạn đã biết chưa?

- Mascara, bút kẻ mắt, bút kẻ mắt dạng lỏng, chì kẻ lông mày: 3 tháng.

- Dầu gội đầu, các sản phẩm gel chăm sóc tóc: Khoảng 1 năm.

- 
Phấn nền: Khoảng 1 năm.

- Nước hoa: Khoảng 1 năm.

- Son môi và son bóng: 1 năm.

- Sản phẩm chống lão hóa và trị mụn trứng cá: 3 tháng.

- Sữa tắm: 1 năm rưỡi.

- Kem chống nắng: Sauk hi mở không thích hợp để sử dụng vào năm tiếp theo, chỉ dùng một mùa.

- Sơn móng tay: Nửa năm.

2. Mẹo dùng mỹ phẩm đa năng
Trong rất nhiều trường hợp, bạn sẽ quên không mang theo phấn mắt, không mang theo son môi… Lúc này, cách sử dụng một loại mỹ phẩm nhiều công dụng sẽ là cứu cánh cho bạn.
Đâu phải phấn mắt nghĩa là chỉ dùng cho mắt, phấn má chỉ dùng đánh gò má; bạn hoàn toàn có thể sử dụng mỹ phẩm theo cách khác với công dụng ban đầu của chúng. Hãy cùng khám phá những cách dùng mới hiệu quả cho mỹ phẩm cũ nhé!
Phấn má dạng kem
Phấn má dạng kem rất nhiều công dụng, bạn có thể dùng làm son môi, màu mắt, thậm chí phấn má dạng kem còn giúp lớp trang điểm tự nhiên trong veo hơn.
Son
Cũng giống với phấn má dạng kem, son còn có thể dùng làm phấn má, phấn mắt; dùng son làm phấn má, phấn mắt rất mịn, tuy nhiên, lại dễ bay, vì thế bạn nên dậm thêm phấn phủ ra ngoài sau khi trang điểm.
Son dưỡng
Trong trường hợp khẩn cấp, son dưỡng còn có thể đánh highlight, và rất an toàn cho da. Những điểm đánh highlight cho gương mặt trở nên rạng rỡ hơn là: phía trên xương má và xương chân mày.
Nếu bạn có mục đích trang điểm cầu kỳ hơn, có thể đánh highlight thêm ở những điểm sau đây: một đường nhỏ dọc sống mũi, vùng trán, đường vòng quanh xương quai hàm.
Kem che khuyết điểm
Trong trang điểm chuyên nghiệp, trước khi đánh màu mắt, thường có một lớp kem lót để giúp phấn mắt dễ bám và lên màu thật hơn. Nếu bạn không có loại kem này ( hoặc hết chưa kịp mua), hãy sử dụng kem che khuyết điểm thay thế. Kem che khuyết điểm cũng có thể dùng đánh trên môi, để son môi lên màu thật hơn, bám hơn.
Phấn mắt
Phấn mắt đôi khi có thể dùng để tạo khối cho gương mặt. Nếu làn da bạn sáng, có thể dùng phấn mắt nâu để tạo khối phần xương quai hàm, nếu da bạn thuộc dạng “bánh mật” có thể dùng phấn mắt nâu sẫm hơn.
Mascara
Khá nhiều người đã dùng mascara để chuốt lông mày, chúng sẽ giúp lông mày trông dày và rõ nét hơn nhưng vẫn tự nhiên. Nếu bạn không muốn lông mày quá đậm, nên sắm mascara màu nâu.
sản phẩm có tại : http://babyshop16.com/san-pham/my-pham

Thứ Năm, 4 tháng 4, 2013

Hạn sử dụng mỹ phẩm sau khi mở nắp

Thời tiết thay đổi một năm bốn mùa, để thích ứng với khí hậu, nhiệt độ từng mùa, bạn thường phải mua nhiều loại mỹ phẩm khác nhau để hợp với thời tiết. 
Bên cạnh đó, bạn cất các mỹ phẩm cũ đi để năm sau tái sử dụng vì thực tế, sắp hết mùa rồi mà vẫn còn rất nhiều mỹ phẩm chưa dùng hết?

Tuy nhiên, khi sử dụng lại bạn có thấy các mỹ phẩm ấy có dấu hiệu biến đổi màu, mùi, vị... Như son môi bị ướt, sơn móng tay bị khô, nước hoa không còn mùi vị như ban đầu, khả năng giữ ẩm của nhũ tương cũng không được như trước... Bạn có biết chuyện gì đang xảy ra?

Sự thật là, các mỹ phẩm sau khi được mở nắp sử dụng, nó sẽ chịu sự tác động và phản ứng với oxy, nấm khuẩn, thời tiết nóng bức, độ ẩm không khí, từ đó ảnh hưởng đến công năng của từng loại.
 

Hạn sử dụng của từng loại mỹ phẩm

Hạn sử dụng của mỹ phẩm ghi trên bao bì là khi bạn chưa mở nắp sử dụng.
Còn khi đã mở nắp rồi thì hạn sử dụng của từng loại mỹ phẩm là bao lâu, bạn đã biết chưa?

- Mascara, bút kẻ mắt, bút kẻ mắt dạng lỏng, chì kẻ lông mày: 3 tháng.

- Dầu gội đầu, các sản phẩm gel chăm sóc tóc: Khoảng 1 năm.

- Phấn nền: Khoảng 1 năm.

- Nước hoa: Khoảng 1 năm.

- Son môi và son bóng: 1 năm.

- Sản phẩm chống lão hóa và trị mụn trứng cá: 3 tháng.

- Sữa tắm: 1 năm rưỡi.

- Kem chống nắng: Sauk hi mở không thích hợp để sử dụng vào năm tiếp theo, chỉ dùng một mùa.

- Sơn móng tay: Nửa năm.

Chủ Nhật, 31 tháng 3, 2013

những điều cần biết khi sử dụng Mỹ Phẩm


I. Mỹ phẩm là gì?

Vẻ đẹp hình hài luôn là mối quan tâm của mọi người ở mọi thời đại, đặc biệt đối với phụ nữ. Mỹ phẩm là một trong những phương tiện làm đẹp xuất hiện từ lâu đời. Hơn 4000 năm trước, phụ nữ Ai Cập đã có bàn trang điểm và dựa vào sử sách còn để lại, vị nữ hoàng Ai Cập Cleopâtre được cho là luôn kẻ chân mày, mí mắt để làm đẹp. Còn 1800 năm trước, Galien, người được xem là thủy tổ ngành Dược phương Tây và là người đầu tiên hệ thống hóa các công thức bào chế, đã đưa ra công thức của kem lạnh (cold cream) với thành phần chủ yếu là sáp ong và tinh dầu hoa hồng.

Mỹ phẩm cần được xem như một bộ phận của dược phẩm. Bởi vì, muốn tìm một định nghĩa chính xác cho mỹ phẩm ta phải tra cứu, tìm trong các tự điển y dược. Mỹ phẩm được định nghĩa như sau:

“Mỹ phẩm là sản phẩm được chế tạo nhằm mục đích làm sạch cơ thể, làm tăng thêm vẻ đẹp, làm tăng sự hấp dẫn, làm thay đổi diện mạo bên ngoài, giúp bảo vệ, nuôi dưỡng các mô tạo nên bề ngoài cơ thể”. (Theo Blakiston’s Gould Medical Dictionary, 1972 và Dictionnaire médical, Masson, Paris, 1996)

Với định nghĩa có đề cập đến vấn đề “nuôi dưỡng các mô tạo nên bề ngoài cơ thể” tức có ảnh hưởng đến các mô của cơ thể ta nên phải lưu ý dùng mỹ phẩm đúng đắn và thận trọng.

II. Mỹ phẩm thường dùng gồm những loại gì?

Do mỹ phẩm là sản phẩm tác độâng đến diện mạo hình hài nên có thể phân loại mỹ phẩm theo các bộ phận mà nó cho tác dụng như sau:

a. DA: xà bông tắm, sửa tắm, chất làm sạch, chất làm ẩm, chất làm mềm da, chất tẩy trắng, phấn hồng, phấn nền, bột thơm, nước hoa, kem chống nắng, kem dưỡng da…

b. LÔNG TÓC: dầu gội, dầu xả, thuốc nhuộm, thuốc uốn, thuốc làm thẳng tóc, keo chải tóc, gel bôi tóc, thuốc làm rụng lông, kem cạo râu…

c. MẮT: viết kẻ mắt, kẻ lông mày, kem chải lông mi, mí mắt giả…

d. MÔI: son môi, chất làm ẩm môi, chất làm bóng môi…

e. MÓNG TAY, CHÂN: sơn, thuốc tẩy sơn…

Trong các loại mỹ phẩm, đáng lưu ý nhất là KEM CHĂM SÓC DA hay còn gọi KEM DƯỠNG DA. Đây là loại mỹ phẩm đuợc dùng nhiều nhất và nếu sử dụng không đúng có thể gây tác hại trầm trọng. Kem dưỡng da thường được dùng nhằm vào 2 mục đích:

1- Giúp da mịn màng, tươi trẻ, hồng hào. Đây có thể xem là ước muốn muôn đời của phụ nữ.

2- Giúp khắc phục những khiếm khuyết mà đôi khi trở thành nỗi ám ảnh, đau khổ của một sốâ người, đó là: mụn trứng cá, vết nám, vết nhăn.

Kem chăm sóc da xuất hiện trên thị trường ngày càng nhiều, có đủ chủng loại, nhưng xét về mặt tác dụng có thể phân thành 5 loại chính sau đây:

· Kem lạnh (cold creams): có dạng nhũ tương (emulsion ) dùng làm sạch da. Dạng nhũ tương là dạng bào chế được dùng nhiều nhất cho kem dưỡng da, đó là hệ phân tán chất béo không tan thành những hạt rất mịn trong dung dịch có nước tạo thành thể đồng nhất (sữa chúng ta uống là nhũ tương rất hoàn hảo của thiên nhiên mà các nhà bào chế rất muốn bắt chước).

· Kem tẩy (cleansing creams): không phải dạng nhũ tương mà là dạng đặc, cũng nhằm làm làm sạch da.

· Kem thoa qua đêm (night creams): làm dịu da, làm ẩm da, làm da mịn hơn.

· Kem lót (foundation creams): tạo lớp lót bảo vệ da khi trang điểm.

· Kem chống nám, kem bảo vệ…
 

Về nguyên liệu làm kem chăm sóc da, thời xưa khi chưa có ngành hóa chất, người ta chỉ dùng nguyên liệu có nguồn gốc thiên nhiên như: hoa, quả, lá, rễ cây, tinh bột ngũ cốc, sáp ong, mỡ trừu, gôm, mỡ cá voi, hương liệu tự nhiên (như xạ hương là chất tiết ra từ bộ phận sinh dục của một loài sơn dương). Thời nay, khi nền công nghiệp hóa chất rất phát triển, người ta vẫn sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên như: trân châu, phấn hoa, sữa ong chúa, tinh chất nhau thai, hormon, vitamin, nghệ, lô hội (nha đam)… nhưng sản xuất công nghiệp luôn đòi hỏi phải kết hợp sử dụng HÓA CHẤT TỔNG HỢP (hoặc là hoạt chất, hoặc là tá dược bảo quản). Vì vậy, luôn phải đề phòng các tác dụng không mong muốn do hóa chất tổng hợp gây ra.


III. Vì sao cần phải xem MỸ PHẨM là một bộ phân của DƯỢC PHẨM?

Như trên đã trình bày, mỹ phẩm cần được xem như một bộ phận của dược phẩm vì muốn có định nghĩa chính xác về mỹ phẩm phải tìm trong tự điển y dược, nhưng còn có lý do sau:

Mỹ phẩm cần được đánh giá, kiểm tra an toàn, sử dụng thận trong như dược phẩm. Ở nước Mỹ, từ năm 1938 mới có luật liên bang về mỹ phẩm, thực phẩm, dược phẩm (Federal Food, Drug and Comestic Act of 1938). Nhờ có luật đề cập đến mỹ phẩm, chính phủ Mỹ tiến hành việc hạn chế mỹ phẩm giả, bảo vệ người tiêu thụ một cách có hiệu quả. Ở nước ta, việc quản lý chất lượng mỹ phẩm hiện nay thuộc Cục Quản lý Dược VN. Bộ Y tế nước ta đã ban hành: “Quy chế thông tin, quảng cáo thuốc dùng cho người và mỹ phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người” (4/7/2002) nhằm bắt buộc các thông tin, quảng cáo thuốc, mỹ phẩm phải khách quan, chính xác, trung thực, khoa học và rõ ràng. Có một số mỹ phẩm không được quảng cáo trên phương tiện thông tin đại chúng như: mỹ phẩm dùng có sự kết hợp chiếu tia cực tím (UV), mỹ phẩm dùng phải có có sự hướng dẫn đặc biệt của thầy thuốc chuyên khoa…



Trong sử dụng mỹ phẩm hiện nay có những sai lầm nào?

Trước hết, có người đã dùng chế phẩm là TÁ DƯỢC để dùng như mỹ phẩm. Như dùng chế phẩm TOPIGEL là loại tá dược bào chế sẵn dành cho các nhà thuốc có dịch vụ bào chế theo đơn (hiện nay nhiều nhà thuốc ở Pháp vẫn còn có dịch vụ này) bào chế thuốc theo yêu cầu của bác sĩ dành cho người bệnh. Topigel có 2 dạng nước và cồn. Dạng cồn được dùng pha trộn với kháng sinh không tan trong nước là erythromycin để làm kem trị mụn. Topigel không phải là kem dưỡng da như một số người lầm tưởng.

Kế tiếp là có sự dùng nhầm DƯỢC PHẨM BÔI NGOÀI DA CHỨA GLUCOCORTICOID như kem dưỡng da. Đây là sai lầm khá phổ biến. Các thuốc bôi ngoài da như: CORTIBION, HALOG, SYNALAR, FLUCINAR, TOPSYNE, TOPGEL, DIPRISONE….đã được dùng nhầm và đã gây tai biến có khi rất trầm trọng. Có sự dùng nhầm vì kem dưỡng da và thuốc có cùng dạng bào chế: kem, gel, nhũ tương. Quan trọng hơn là vì nhiều người dùng nhầm do thuốc cho tác dụng tức thời mà nhiều người rất thích: trắng, mịn, da láng hơn do tác dụng chống viêm của glucocorticoid (thường được gọi tắt là corticoid), nhưng dùng lâu dài sẽ bị: mụn đỏ, mụn li ti, teo da, rạn da, tăng tiết bã nhờn, giãn mạch máu, làm hư hết da mặt.

Kế tiếp nữa là có tình trạng dùng “KEM TỰ CHẾ” rất có hại. Sau đây là 2 công thức “kem tự chế” mà nhiều bạn đọc đã gửi thư hỏi:

Công thức 1:
Công thức 2:
Aspirin pH8
2 viên Aspirin pH8
Cortibion
1 viên Lincomycin
Bécozyme
1 viên Vitamin E
Tetracyclin
1 hộp thanh hiên

1 hộp chim én

Tác hại trong “kem tự chế” là có thuốc chứa corticoid, riêng trong công thức 2 có kháng sinh Lincomycin là loại không bao giờ dùng ngoài da. Hoàn toàn không nên dùng bất cứ loại “kem tự chế” nào dùng làm kem dưỡng da.

IV. Cần lưu ý những gì trong sử dụng mỹ phẩm?

· Cần biết chọn lựa mỹ phẩm (địa chỉ tin cậy, lưu ý hạn dùng).

· Cần có sự hiểu biết tối thiểu về da của bản thân thuộc loại nào: da bình thường, da khô, da nhờn, da hỗn hợp, da mẫn cảm.

· Ghi nhớ: Mỹ phẩm không phải thuốc trị bệnh ngoài da, ngược lại, Dược phẩm không được dùng như mỹ phẩm.

· Lưu ý về dị ứng:

- Cần thử xem có bị dị ứng: bôi trước một vùng nhỏ trên da ở mặt trong cánh tay trong một thời gian xem có bị đỏ, ngứa.

- Nếu bị dị ứng thì ngưng ngay và không bao giờ dùng loại mỹ phẩm đó nữa.

· Chỉ dùng mỹ phẩm khi thật cần thiết, đúng mực.

· Chú ý đến chế độ dinh dưỡng (ăn uống đầy đủ và cân bằng dưỡng chất), hoạt động thể lực (vận động tốt, máu huyết lưu thông điều hòa thì da dẻ mới tốt), nghỉ ngơi thích hợp là các biện pháp làm đẹp rất an toàn.